Thành phần Thuốc Vinafolin
Mỗi viên nén Vinafolin có chứa các thành phần sau:
Ethinylestradiol với hàm lượng 0,05mg.
Ngoài ra còn có các loại tá dược khác vừa đủ một viên.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Vinafolin
Thuốc Vinafolin thường được bác sĩ kê đơn để điều trị cho những trường hợp sau:
Những người cần cai sữa.
Những người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Chức nắng tuyến sinh dục ở chị em phụ nữ bị suy giảm.
Dùng với mục đích phòng ngừa xảy ra loãng xương.
Những người bị ung thư tuyến tiền liệt.
Dùng thuốc này để thay thế hormone nữ ở thời kỳ mãn kinh ở các bệnh như: những người bị rối loạn vận mạch ở mức độ vừa và nặng,…
Cách dùng
Cách dụng thuốc tiêu sữa Vinafolin: Thuốc Vinafolin được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng theo đường uống.
Sử dụng thuốc cùng với nước lọc, không sử dụng cùng với các loại nước như coca, sữa, các loại nước ép,…
Có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng
Tuỳ theo tình trạng bệnh của mỗi người và khả năng đáp ứng của mỗi người mà có liều dùng khác nhau. Nhà sản xuất khuyến sử dụng liều lượng như sau:
Dùng để điều trị rối loạn vận mạch ở mức độ từ vừa đến nặng trong thời kỳ mãn kinh:
Với những người đáp ứng tốt với thuốc thì sử dụng mỗi lần lần có thể uống 0,02mg, cách 2 ngày sử dụng thuốc 1 lần.
Ở giai đoạn đầu thời tiền mãn kinh nếu còn kinh nguyệt thì uống mỗi ngày 0,05mg, sử dụng 3 lần thì nghỉ 1 tuần.
Với những đối tượng có biểu hiện nặng như cần cắt buồng trứng thì nên bắt đầu dùng với liều dùng mỗi lần là 0,05 mg, mỗi ngày sử dụng 3 lần. Nếu như bệnh nhân đáp ứng tốt thì sử dụng liều lượng giảm đi mỗi ngày 0,05mg.
Dùng với mục đích thay thế Hormone trong suy giảm chức năng tuyến sinh dục nữ:
Mỗi lần sử dụng 0,05mg, sử dụng 3 lần trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, trong 14 ngày sau thì sử dụng Progesteron
Dùng thuốc theo chu kỳ, dùng thuốc trong vòng từ 3-6 tháng thì lại nghỉ 2 tháng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Vinafolin trong các trường hợp sau:
Những người mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức thuốc.
Những người đang có thai hoặc nghi ngờ mình mang thai.
Những người bị chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân do đâu gây ra.
Những người bị viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc bị rối loạn huyết khối nghẽn mạch do trước đây từng Estrogen.
Đối tượng đang có u hoặc nghi ngờ có u do phụ thuộc Estrogen.
Tác dụng phụ của thuốc Vinafolin
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc Vinafolin là:
Chảy máu hoặc ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, cường kinh, vô kinh, đau bụng kinh.
Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
Căng ngực
Đau đầu
Những tác dụng phụ này thường nhẹ và thường biến mất theo thời gian. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là:
Mụn
Ít ham muốn tình dục
Đầy hơi hoặc giữ nước
Sạm da, đặc biệt là trên mặt
Đường huyết cao, đặc biệt ở phụ nữ đã mắc bệnh tiểu đường
Mức độ chất béo cao (cholesterol, chất béo trung tính) trong máu
Trầm cảm, đặc biệt nếu bạn đã từng bị trầm cảm trong quá khứ.
Tăng cân.
Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Vinafolin trước khi dùng.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người bị các bệnh về tim, vấn đề lưu thông máu.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người có lớp niêm mạc tử cung dày hơn so với bình thường.
Khuyến cáo không được tự ý tăng hay giảm liều thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Khuyến cáo không được tự ý bỏ liều thuốc.
Ảnh hưởng đến những người lái xe và vận hành máy mócgây cảm giác buồn nôn, nôn, chóng mặt, tăng huyết áp, thị lực bị thay đổi,…
Lưu ý phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Nếu sử dụng cho phụ nữ có thai sẽ dẫn đến tăng nguy cơ bị dị tật thai. Do đó tuyệt đối không sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Bà mẹ cho con bú: Thuốc đào thải qua đường sữa mẹ nên để đảm bảo nghiêm trọng không sử dụng Vinafolin khi đang cho con bú. Nếu cần thiết phải sử dụng thì nên ngừng cho con bú.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Tránh để thuốc Vinafolin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Reviews
There are no reviews yet.